
Hồi Minh: Phong Hoả Tam Nguyệt
16/16
684 Theo dõi 0
Summoners War: Captain Eve
VGA 14/14
553 Theo dõi 0Thợ Sửa Giày: Chương 1
Tên truyện: Thợ sửa giày (Hài tượng).
Tác giả: Nha Đậu (tên khác: Nha Nha ăn cả chay lẫn thịt).
Edit và beta: meomeoemlameo.
Thể loại: Orginal, Đam mỹ, Hiện đại, HE, Tình cảm, Ngọt sủng, Chủ công, Slice of life, Series chuyện phố phường, Nhẹ nhàng, Ấm áp, Cứu rỗi chữa lành, Cuộc sống thường ngày, Công lớn tuổi hơn thụ, Anh què sửa giày X Em ngố họa sĩ.
Giới thiệu:
– Em cảm thấy mình là màu gì?
– Chắc là màu lúa mạch ạ.
– Không phải đâu, màu của em là màu quả kim quất. Loại vừa mọc trên cành ấy.
*
Nhiếp Chấn Hoành vốn luôn cảm thấy có lẽ đời mình sẽ mãi lặng trôi như thế.
Hút thuốc, sửa giày, phơi nắng, tích tiền lấy vốn liếng mua quan tài. Một thằng què như anh, chẳng ai báu bở, cũng chẳng báu bở gì ai.
Nhưng về sau, anh thay đổi kế hoạch đời mình.
Sửa giày, phơi nắng, tích tiền lấy vốn liếng nuôi vợ.
*
Công là anh thợ sửa giày thô kệch X Thụ là em họa sĩ ngố thẳng tính chậm tiêu.
Đây vẫn là một câu chuyện cuộc sống phố phường nhẹ nhàng, đôi bên chữa lành vết thương lòng cho nhau. Một chuyện tình đơn giản về những người bình thường có chút khiếm khuyết.
Cảm ơn bạn đã thích, cảm ơn bình luận của mọi người.
P/S: Tiểu thuyết hư cấu, mong mọi người đừng quá chi li chuyện địa danh, tập tính, bối cảnh nhân vật, thực sự không cần thiết đâu.
===============
Editor có lời:
- Em thụ mắc chứng khó đọc (dyslexia) và hội chứng cảm giác kèm (synesthesia), ngoài ra ẻm còn có một số dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
- Truyện này là tác phẩm thứ 3 nằm trong series “Chuyện phố phường” của Nha Đậu.
- Không chấp nhận tất cả các thể loại comment kỳ thị LGBT, kỳ thị người tàn tật, kỳ thị người mắc rối loạn tâm lý, tâm thần. Nếu bác có nhiều năng lượng tiêu cực thì nên coi pỏn hoặc trồng cây hoặc cả hai cùng lúc chứ đừng nhắm vào em.
- Editor phổi bò, văn chương phổi bò, chỉ chú thích điển tích, điển cố, slang, ref, ngoài ra em sẽ đưa thêm một số thông tin về các bệnh tâm lý nếu thấy cần thiết. Nhưng bác có nên tin em hoặc tác giả 100% trong lĩnh vực tâm lý không? F*ck no. Ở đây có khi toàn armchair psychology, bác muốn tìm hiểu thì tốt nhất chọn kênh chính thống.
- Cảm phiền không mạt sát tác giả, nhân vật hay editor. Khuyến khích các bác góp ý chính tả, typo, sai lệch kiến thức và raw giúp em ha:3
- Chúc bác có những ngày vui bên người thương của mình~
“Chào cậu, cậu muốn sửa giày à?”
Nhiếp Chấn Hoành đứng thẳng lại từ tư thế tựa tường, tiện thể dập điếu thuốc húđược mộnửa, lại kẹp nó lên vành tai, rồi mới hỏi người đang đứng trước tiệm anh.
Cậu thanh niên mà ban nãy anh quan sátừ đằng xa đã đứng trước tiệm anh một lúc lâu.
Nhưng cậu ta chưa hề mở miệng nói gì, mà chỉ nhòm bức tường bên cạnh anh chòng chọc.
Nhìn gần, Nhiếp Chấn Hoành pháhiện cậu thanh niên này điển trai ra trò, cao cao gầy gầy, mặcũng trắng trẻo, đúng kiểu trai xinh như hoa mà các cô gái trẻ đang thích bây giờ.
Có điều đóa hoa này hình như tỏa ra khí chấ“cấm người lạ lại gần”, đôi mắmộmí như phủ một lớp màu xám xịt, không có ánh sáng, mặmũi cũng lạnh te, khiến người khác chẳng dám sơ sẩy bắchuyện.
Nhưng thời trẻ Nhiếp Chấn Hoành cũng từng vào Nam ra Bắc, gặp đủ hếmọi loại người, nên đương nhiên anh không chùn chân trước mộcậu chàng vừa bước vào đời thế này.
Anh hỏi xong thì không chờ lời đáp, mà chỉ đảo mắtheo hướng cậu thanh niên đang nhìn.
Anh pháhiện cậu ta đang xem tấm biển mình thuê bên quảng cáo làm hồi anh mới mở tiệm vài năm về trước.
Lớp phông đỏ bị nắng chiếu mỗi ngày nên đã hơi bợt, nhưng những con chữ to màu đen in trên biển vẫn còn rấrõ.
Mấy từ ngắn ngủi sắp từ trên xuống dưới, ghi những việc mà tiệm sửa giày của anh nhận làm, đấy toàn là mấy thứ hồi đó anh nghĩ bừa dựa theo tay nghề sẵn có của mình ——
Sửa và đánh giày, phục chế đồ da, chữa ô mở khóa, đánh chìa đổi phéc-mơ-tuya, v.v.
Nói chung anh quen tay hay làm tấcả những công việc liên quan đến kỹ thuậsửa chữa.
Nhiếp Chấn Hoành hoàn toàn không biếmười mấy chữ đơn giản này có gì khó mà phải đọc chậm thế.
Thằng con mới lên lớp 3 nhà ông chú Vương Kim Bảo kế bên còn đọc một lèo được gần hết, vậy mà mộthanh niên thoạtrông có học có hành thế này lại đọc mãi không xong.
Hiềm nỗi anh còn chưa kịp nghĩ ra nguyên do, thì cậu thanh niên đứng dưới thềm đã lên tiếng trước.
“Gógiày…”
Chấgiọng trẻ trung và cũng hơi lạnh lùng như chính con người cậu ta vang lên, Nhiếp Chấn Hoành đưa mắvề chân cậu thanh niên nọ.
Có vẻ là để tiệp với bộ comple xám đang mặc trên người, nên cậu thanh niên đi một đôi giày da màu nâu sậm dưới chân.
Hiềm nỗi thoạtrông chấlượng của đôi giày này không được tốlắm, Nhiếp Chấn Hoành mới liếc một cái là nhận ra ngay nó được làm bằng da nhân tạo, có nếp nhăn bề mặt, đường khâu diềm cũng không được thẳng thớm.
“Gógiày bị làm sao cơ?”
Ai mua giày gì là quyền tự do của họ, đắcũng được, rẻ cũng thế, Nhiếp Chấn Hoành không phán xéngười khác vì chuyện đấy.
Anh chỉ vẫy tay với người đứng dưới thềm, “Cậu lên đây đi.
Cởi giày ra, tôi kiểm tra cho cậu.”
Chân Nhiếp Chấn Hoành bị tật, bình thường anh ở trong tiệm suốngày, lười chẳng muốn động cựa.
Anh cũng không niềm nở ân cần mời chào khách hàng như những tiểu thương khác, về cơ bản anh toàn chờ khách đến tận cửa, làm ăn dựa hếvào duyên phận.
Khách tới thì anh làm, khách vắng thì anh uống trà phơi nắng.
Mức sống ở Dung Thành không đắđỏ, thu nhập hiện tại vẫn có thể đáp ứng được lượng chi tiêu hằng ngày íỏi của anh.
Nhiều tiền cũng chẳng biếdùng vào đâu, chẳng thà cứ sống sướng mộtí cho đời thoải mái.
Lâm Tri cúi đầu, mài góchân phải lên nền gạch xanh lơ dính bùn đất.
Chân khó chịu quá.
Cậu giơ tay lên nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn người đàn ông đã kéo ghế ra ngồi xuống chờ cậu trong cửa hàng, vẫn nghe lời anh ta bước lên mấy bậc thang, tới cửa của tiệm sửa giày.
“Ngồi đi.”
Nhiếp Chấn Hoành mở mộchiếc ghế gấp ra, đặđối diện mình để khách ngồi.
Bản thân anh thì cúi đầu quan sáđôi giày da.
Dù vị khách trẻ tuổi còn chưa kịp cởi giày, nhưng anh đã nhận ra lỗi lầm là ở đâu.
“Thế này là bị súgórồi.”
Nhiếp Chấn Hoành chỉ vào gósau của chiếc giày bên phải, hơi buồn cười, “Gósau súhếra rồi, cậu đi mà không thấy khó chịu à?”
“… Ừm.”
Vị khách mặmũi lạnh te chỉ ừm hửm một tiếng nhạphèo, nhưng Nhiếp Chấn Hoành dường như lại có thể đọc ra hàm ý sau chữ “Ừm” của cậu ta.
Nếu không khó chịu, tôi còn sang quán anh chắc?
Nhiếp Chấn Hoành thầm lấy làm lạ.
Anh cũng chẳng có ý gì khác, mà chỉ cảm thấy đám trẻ thời nay có đứa kiệm lời thế này thì đúng là hiếm thật.
Dù gì bà con láng giềng quanh khu này ai cũng rấnhiệtình, anh lại ở đây 4-5 năm ròng, bản thân mình đang từ mộkẻ biếăn biếnói cũng bị hoàn cảnh ép thành không ưa lảm nhảm tán dóc, nào ngờ còn có người ínói hơn cả anh.
Cậu thanh niên trước mặt đóng bộ, cực kỳ lạc quẻ với tiệm sửa giày cũ nánày.
Bấy giờ, dù ngồi trên chiếc ghế lùn xủn khập khiễng được bọc bằng ba miếng vải thô, nhưng cậu ta vẫn giữ nguyên dáng ngồi nghiêm chỉnh, khiến ông chủ tiệm như Nhiếp Chấn Hoành bỗng dưng thấy không được tự nhiên cho lắm.
Thậm chí anh còn bớngồi ngả ngớn như mọi ngày đi mộtẹo.
“Khụ, tháo giày bên phải ra đi, tôi sửa cho cậu.”
Nhiếp Chấn Hoành móc một đôi dép lê ra từ kệ để hàng bên cạnh, pháhiện dép đã bị sờn rồi.
Anh hơi khựng lại, rồi nhénó về kệ lần nữa.
Sau đấy anh ngồi thẳng người dậy, lấy một đôi hoàn toàn mới từ ngăn thứ ba, mở ra đưa cho vị khách trẻ tuổi.
Anh cứ có cảm giác là, xài hàng cũ thì sẽ vấy bẩn cu cậu này mấthôi?
Nhiếp Chấn Hoành thầm lắc đầu, chẳng biếvì đâu mình lại nảy sinh cảm giác vớ va vớ vẩn ấy.
May thay dù sao cũng sang Xuân rồi, thay đôi dép mới, khách sau đến đeo cũng thoải mái hơn.
“Cậu muốn lấy loại đế nào để thay?”
Nhiếp Chấn Hoành mở hộp vậliệu bên cạnh, lấy mấy món phụ kiện đóng gói xinh xẻo ra cho khách xem, “Loại tốmộtí thì là đế gân bò với cao su nhập khẩu.
Loại thường có đế cao su nội địa.”
MắLâm Tri không hề nhìn về phía ấy, cậu chỉ khom lưng cởi chiếc giày da bên phải không có miếng đế lóra, đưa cho anh thợ sửa giày.
Cậu không chọn bất kỳ loại nào mà Nhiếp Chấn Hoành đưa ra, chỉ hỏi, “Rẻ nhất, là bao nhiêu tiền ạ?”
Giọng điệu thản nhiên và thẳng thừng, không giấu giếm tẹo nào, như thể chẳng có gì mấmặcả.
Cảm giác lạ lẫm còn chưa tan hếtrong lòng Nhiếp Chấn Hoành lại bị khơi gợi lên.
Người trước mặcó khí chấrấsạch sẽ và đường hoàng, không có vẻ gì là thiếu tiền, nào ngờ lại tiếkiệm như thế.
Nhiếp Chấn Hoành cũng chẳng trông chờ kiếm ăn nhờ tiếp thị những món hàng đắnhất, anh chỉ cảm thấy vị khách này mang lại cho người ta cảm giác hơi mâu thuẫn.
Áo quần bảnh bao, nhưng giày lại rẻ mạt.
Còn ítuổi, nhưng cách nói năng hành xử lại không có sự hồ hởi tươi trẻ.
“Rẻ nhất… vậy tôi lấy cậu 10 tệ nhé.”
Giờ giá cả hàng hóa leo thang, bảng giá của tiệm anh cũng đã sửa mấy lần.
Trước kia 10 tệ là dùng được loại có chấkhá tốrồi, nhưng bây giờ, giá này chỉ vừa đủ trang trải chi phí.
Nhiếp Chấn Hoành vốn định báo giá như thường, nhưng khi lơ đãng quémắqua đôi tấlộ ra sau khi cởi giày của cậu thanh niên, anh lại sửa lời đã lên tới miệng.
Ở phần đầu của chiếc tấkẻ sọc màu xanh hải quân thoạtrông rấmỏng manh kia, mộngón chân cái mềm mại trắng trẻo đang thò ra từ lỗ rách.
Lúc cậu ta cấtiếng, ngón chân ấy còn ngọ nguậy.
||||| Truyện đề cử: Vạn Cổ Chí Tôn |||||
“Ừm.
Vậy sửa loại 10 tệ đi.”
Chủ nhân của ngón chân lại chẳng có vẻ gì là xấu hổ vì bị người ta pháhiện tấmình rách.
Lâm Tri cân nhắc số tiền đang có, chọn chấliệu rẻ nhất.
Cậu mở miệng quyếđịnh loại hàng xong, thì mới dừng mắtrên chân mình.
Ngón cái thò ra trông như mộchú cá kỳ cục nhô lên từ con sóng biếc.
Lâm Tri điều khiển cái đầu cá béo ú đong đưa vài cái, như thể đang hấp hối giãy giụa vậy.
Mấy giây sau, cậu mới có động tác mới.
Tay cậu vẫn còn xách túi quà sáng vừa mua ban nãy, Lâm Tri quay đầu quan sáxung quanh, đặbừa túi lên mặtủ còn chỗ trống ở đằng sau.
Để xong, cậu mới cúi xuống, duỗi hai tay tới chỗ mắcá chân, tuộchiếc tấbên phải ra.
Loạthao tác này khiến Nhiếp Chấn Hoành nhìn mà sửng sốvô cùng.
Anh vừa lấy miếng đế cao su ra từ dưới đáy hộp, chuẩn bị bắtay vào sửa giày, vừa nghĩ thầm: Kiểu này… là tính vứtấluôn hả?
Anh đang định chỉ cho Lâm Tri vị trí thùng rác trong tiệm mình, nào ngờ cậu thanh niên lại từ tốn lậtrái tấlại, rồi đeo vào chân lần nữa.
“… Giỏi đấy.”
Đến khi cậu đeo xong chiếc tấngược, Nhiếp Chấn Hoành mới hiểu ra biện pháp giải quyếvấn đề của Lâm Tri.
Lỗ rách vốn nằm ở ngón cái đã đổi hướng, dịch đến gần ngón út.
Phần đỉnh tấbằng cotton được những ngón chân khác kéo lên, nhìn qua quả thực không có vấn đề gì, cũng không có ngón nào thò ra từ lỗ rách nữa.
Hồi xưa Nhiếp Chấn Hoành còn giàu, tấcứ bẩn là anh vứthôi.
Tuy giờ chẳng có bao nhiêu tiền, nhưng anh cũng sẽ không ép bản thân phải dùng mấy thứ rách rưới.
Dẫu có khổ thế nào, thì tấvớ vẫn đầy đủ.
Dù gì mình làm nghề này, tấsỉ cũng chỉ hơn mộtệ một đôi thôi.
Vẫn đủ tiền mua.
Nên câu anh nói không hẳn là khen, mà chỉ là một lời bông đùa.
Có điều người trước mặdường như không hề nhận ra ẩn ý của anh, nghe anh khen thế, biểu cảm của cậu ta hơi thay đổi, trưng ra vẻ mặnhư được khen ngợi.
Tuy rằng đường négương mặcậu ta không thay đổi quá nhiều, nhưng Nhiếp Chấn Hoành vẫn tận mắthấy khóe miệng cậu thanh niên hơi nhếch lên mộxíu.
Năm ngón chân chạm vào nền gạch xanh lạnh lẽo đều cuộn tròn lại, như đang quay cuồng trong dòng nước.
—— Có tí đắc ý, như thể chính bản thân cậu ta cũng cảm thấy ý tưởng của mình rấtuyệdiệu.
—
Nha Đậu:
ChíChít: Em giỏi cực luôn!
(Tên của Lâm Tri, chữ Tri 知 đọc là Zhī, nghĩa là biết, hiểu.
Từ này gần âm với từ Chi 吱, cũng đọc là Zhī, với nghĩa là tiếng kêu của động vật.
Lâm Tri về sau hay được người yêu so sánh với hamster, nên biệdanh này của em là ChíChít, như tiếng chuộkêu.).